Chức quyền Ban_Thường_vụ_Bộ_Chính_trị_Đảng_Cộng_sản_Trung_Quốc

Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định khi Ủy ban Trung ương Đảng không họp, Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị thực hiện chức năng và quyền hạn của Ủy ban Trung ương.

Ban Thường vụ Bộ Chính trị thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng, chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng, đại diện cho Ủy ban Trung ương và Đảng trong quan hệ đối ngoại. Thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Thành viên Ban Thường vụ nắm tất cả các chức vụ quan trọng và có quyền lực tối cao trong bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc. Các thành viên trong Ban Thường vụ được gọi chung là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Độ tuổi cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị tương tự với độ tuổi của Ủy viên Bộ Chính trị không quá 68 tuổi tính từ Đại hội Đảng không có trường hợp ngoại lệ. Quy tắc này còn được biết tới là qi-shang, ba-xia (七上八下; "7 lên, 8 xuống", quy tắc này được áp dụng từ năm 2002). Và các ủy viên ứng cử phải ít nhất 50 tuổi (Ngoại lệ có trường hợp của Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ tịch Đảng Vương Hồng Văn).

Các chức vụ thường xuyên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị đều là Tổng Bí thư (kiêm nhiệm Chủ tịch nước từ năm 1993 do Giang Trạch Dân kiêm nhiệm), Thủ tướng, Bí thư Thứ nhất Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Phó Thủ tướng Thứ nhất.

Các chức vụ không thường xuyên là: Chủ tịch nước, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội), Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương...

Để trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị các cuộc đấu đá phe nhóm đã xảy ra, điển hình là vụ án Bạc Hy Lai.

Xếp hạng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị được xếp theo chức vụ và quyền lực thực tế nắm giữ. Không giống Bộ Chính trị xếp theo tên.

Trong lịch sử tồn tại, chưa từng xuất hiện một nữ chính trị gia nào xuất hiện trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Hệ thống các nước Cộng sản nói chung đều cơ bản có cơ cấu lãnh đạo gồm Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, tại Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan cao hơn Bộ Chính trị tuy nhiên nó hoạt động cũng tương tự Bộ Chính trị ở các nước Cộng sản khác còn cơ quan Bộ Chính trị ở Trung Quốc thì hoạt động hạn chế với tần số họp 1 tháng / 1 lần ít thường xuyên hơn Bộ Chính trị ở các quốc gia: Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam, Cu Ba,... Nhìn chung đây là cơ cấu quyền lực mang "màu sắc Trung Hoa" trong mô hình chính quyền Cộng sản.

Liên quan

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Ban Tây Bắc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ban Thục truyền kỳ Ban Tôn giáo Chính phủ (Việt Nam) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Việt Nam)